Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020


TTĐT - Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố có ý nghĩa chiến lược góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Trong thời gian qua việc ứng dụng CNTT ở Bình Dương đã có nhiều bước phát triển, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp.
Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh xây dựng “Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, để từng bước đưa CNTT ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
CNTT là công cụ quan trọng quan hệ quản lý - phát triển và các yếu tố bảo đảm.
Ứng dụng CNTT góp phần rút ngắn quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Phát triển CNTT gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động cơ quan nhà nước.
Cơ sở hạ tầng CNTT phát triển đảm bảo công nghệ hiện đại, cho phép quản lý và khai thác hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.
Nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định đối với việc phát triển CNTT, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh.
Phát triển CNTT từ 2010 - 2015 với mục tiêu đưa CNTT trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong Top 5 cả nước về phát triển CNTT.
Về ứng dụng CNTT: tỷ lệ các sở, ban, ngành có website và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành đạt 50% (đạt 100% vào năm 2015); ít nhất 4 dịch vụ công mức độ 3 và 7 cơ sở dữ liệu trọng điểm, năm 2015 đạt 10 dịch vụ công mức độ 3 trở lên và 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm; 100% các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các cơ sở y tế có mạng nội bộ,100% các trường Tiểu học có máy tính và kết nối Internet băng thông rộng, 40% cán bộ, nhân viên y tế biết áp dụng CNTT vào nghiệp vụ (đến 2015 đạt 80%); trên 40% doanh nghiệp có website, 15% doanh nghiệp sử dụng phần mền quản lý doanh nghiệp, quản lý bán hàng, điều khiển sản xuất, đến 2015 tỷ lệ là 85% và 65%.
Về xây dựng hạ tầng CNTT: 100% các xã phường có điểm truy cập Internet, đến 2015 mạng chuyên dụng cáp quang đến cấp xã phường, thị trấn, Cổng giao dịch điện tử và Cổng thông tin thương mại điện tử của tỉnh hoạt động có hiệu quả.
Về nguồn nhân lực: 100% cán bộ, công chức chuyên môn biết sử dụng CNTT trong nghiệp vụ; đào tạo khoảng 1.100 người có trình độ Đại học, Cao đẳng (đến 2015 khoảng 1.500 người); 100% các cơ quan, đơn vị có mạng nội bộ (LAN) và cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về CNTT; các cơ quan, đơn vị xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu dùng chung có cán bộ chuyên trách.

Về phát triển công nghiệp CNTT: phát triển thêm 9 -10 nhà máy sản xuất phần cứng về điện tử, tin học và truyền thông, có 1 - 2 trung tâm phần mềm của tỉnh có thương hiệu; đến 2015 tỷ lệ này là 10 - 15 nhà máy, 6 - 10 trung tâm.
Tầm nhìn đến 2020: đưa CNTT tỉnh đứng trong Top đầu ở khu vực phía Nam.
Mở rộng tuyến cáp quang kết nối tới xã, phường, thị trấn, 100% UBND cấp xã có mạng nội bộ (LAN); Trung tâm CNTT và Truyền thông (Sở TT&TT) trở thành trung tâm mạnh, đủ sức cung cấp các nhu cầu dịch vụ Internet, quản trị các hệ thống riêng ảo (VPN). Phát triển hệ thống mạng không dây, đưa các ứng dụng Chính phủ điện tử và thương mại điện tử vào cuộc sống.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo CNTT, xây dựng cơ sở đào tạo CNTT đạt trình độ tiên tiến trong khu vực phía nam; hoàn thiện các chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, nhất là cán bộ CNTT về tỉnh cộng tác và làm việc.
Công nghiệp CNTT và truyền thông dần trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng bình quân 20 - 25%/năm; ưu tiên xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phần cứng, chú trọng công nghiệp nội dung số; phát huy có hiệu quả của các Trung tâm phần mềm…
Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước và mạng chuyên dụng.
Phát triển mạng LAN của các sở, ban, ngành: xây dựng đồng bộ hệ thống mạng LAN tốc độ cao (100MBps), từng bước đầu tư máy tính và kết nối cho các cơ quan cấp xã phường; triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả công tác.

Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng chuyên dụng: hình thành mạng chuyên dụng của tỉnh trên công nghệ truyền dẫn quang, từng bước quang hóa mạng trục của tỉnh có tốc độ cao, đảm bảo an ninh; cho phép kết nối giữa cơ quan Đảng, quản lý nhà nước các cấp, sở, ban, ngành, huyện thị, khu công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; đảm bảo cho phát triển hệ thống các dịch vụ công giao tiếp giữa chính quyền với doanh nghiệp, người dân cũng như các cơ quan chính quyền với nhau…
Xã hội thông tin đòi hỏi việc phát triển đồng bộ giữa chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử, trường học điện tử, bệnh viện điện tử…Do đó việc xây dựng xã hội thông tin ở Bình Dương đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh trên quan điểm gắn với việc từng bước hình thành xã hội thông tin nhất là gắn liền với định hướng phát triển Bình Dương trở thành Thành phố loại 1.
***********
TIN TỨC BĐS
Nhadat568.com

Hoàng Phạm
Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 Đánh giá bởi Admin trên November 16, 2010 Xếp hạng: 5

No comments:

Bản quyền thuộc TIN BẤT ĐỘNG SẢN © 2014 - 2015
Nền tảng Blogger, Thiết kế bởi Sweetheme, Việt hóa bởi Star Tuấn

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.