Trung Quốc: Nợ nần vì đường sắt cao tốc
Các chuyên gia đường sắt cho rằng Trung Quốc đang lãng phí hàng nghìn tỷ NDT.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) số ra mới đây cho rằng đối với Bắc Kinh, việc thúc đẩy chương trình đầu tư lớn chưa từng có 3.500 tỷ nhân dân tệ (gần 530 tỷ USD) nhằm xây dựng một mạng lưới đường sắt cao tốc toàn quốc kéo theo nguy cơ tham nhũng diện rộng và nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, một số người đã nêu vấn đề liệu đầu tư rầm rộ của chính phủ cho đường sắt cao tốc có hợp lý hay không? Mới nhìn qua, đầu tư này dường như đã thu được nhữnh thành qủa xứng đáng. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc nối Bắc Kinh với Thiên Tân dài 115 km đi vào hoạt động hồi tháng 8.2008, chỉ ba năm sau ngày khởi công. Tổng chi phí xây dựng là 14 tỷ NDT, chỉ vượt 1 tỷ NDT so với ngân sách ban đầu.
Trong hai năm đầu hoạt động, mỗi ngày tuyến trên vận chuyển khoảng 56.000 hành khách, vượt xa mức dự kiến 50.000 khách của chính phủ và nguồn thu gần như đủ cho chi phí.
Thành công trên càng trở nên ấn tượng hơn nếu đem so với các dự án đường sắt cao tốc khác ở châu Á. Tuyến Đài Bắc-Cao Hùng của Đài Loan dài 345 km, mất tới 8 năm xây dựng và hiệu suất hiện nay chưa được phân nửa như chờ đợi.
Trong khi đó, tuyến Seoul-Busan của Hàn Quốc dài 408 km cần tới 12 năm để hoàn thiện, tốn kém gấp 4 lần ngân sách ban đầu và hiệu suất chỉ đạt 40% so với mức đủ cân bằng chi phí.
Hào hứng với thành công, Bắc Kinh bật đèn xanh cho kế hoạch một mạng lưới đường sắt cao tốc toàn quốc 25.000 km, trong đó công tác xây dựng được đẩy mạnh trong năm 2009 như một phần của chương trình kích thích kinh tế. Niềm tự hào của Trung Quốc về đường sắt cao tốc là rất rõ ràng.
Vơi tốc độ 350 km/giờ, các tàu cáo tốc nước này còn nhanh hơn cả loại tàu nổi tiếng Shinkansen, vốn là biểu tượng cho sự nổi lên của Nhật Bản như một nền kinh tế phát triển trong thập niên 1960. Với 8.538 km đường sắt cao tốc mới đã hoàn thiện vào cuối năm ngoái, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã vượt xa của Nhật Bản.
Thế nhưng, giờ đây những ngờ vực nặng nề nhất về tính khôn ngoan kinh tế của chương trình đầu tư khổng lồ này lại xuất phát từ chính JR East, nhà điều hành đường sắt cao tốc lớn nhất ở Nhật Bản.
Theo các chuyên gia JR East, Bộ Đường sắt Trung Quốc dường như đang đi vào vết xe đổ của Công ty Đường sắt quốc gia Nhật Bản (JNR) trước đây. Năm 1964, Nhật Bản hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên dài 515 km nối Tokyo và Osaka. Cũng giống tuyến Bắc Kinh-Thiên Tân, tuyến Tokyo-Osaka được xây dựng tương đối nhanh, chi phí phát sinh không nhiều và kết nối được các khu vực có mật độ dân cư đông nên đạt thành công lớn về tài chính.
Được khuyến khích, JNR lao vào một chương trình xây dựng khổng lồ nhưng rồi họ cay đắng thấy khó lặp lại được thành công đó. Tuyệt vọng, JNR đổ vỡ vào năm 1987.
Nhìn lại vấn đề, các chuyên gia JR East cho rằng việc xây dựng các tuyến Shinkansen sau này của Nhật Bản là phi logic. Với chi phí tăng chóng mặt, chúng không thể cạnh tranh được với giao thông đường bộ và đường không.
Các chuyên gia đường sắt quốc tế khác cũng chung nhận định, cho rằng Trung Quốc đang lãng phí hàng nghìn tỷ NDT.
**********
TIN TỨC BĐS
Nhadat568.com
(Theo SGTT)
Trung Quốc: Nợ nần vì đường sắt cao tốc
Đánh giá bởi Admin
trên
February 23, 2011
Xếp hạng:
No comments:
Post a Comment